Phân Bố Địa Lý Từ Bản Đồ Tỉnh Lai Châu

Nhắc đến Lai Châu không phải ai có cũng hiểu biết về vùng đất này, vì Lai Châu thuộc khu vực miền núi Tây Bắc nước ta. Nhưng nếu bạn đã từng biết đến Lai Châu thì không thể nào quên được vùng đất hùng vĩ với nhiều nét văn hóa đặc sắc nơi đây. Cùng bản đồ tỉnh Lai Châu để hiểu nơi vùng đất này nha.

Giới thiệu bản đồ tỉnh Lai Châu

Bản đồ tỉnh Lai Châu sẽ cung cấp khá nhiều thông tin thú vị như vị trí, địa hình, cũng như đặc điểm khí hậu Lai Châu. Cùng khám phá chi tiết hơn nhé.

Vị trí địa lý

Quan sát tổng quan từ bản đồ miền Bắc thì bạn sẽ không khó nhận ra Lai Châu là tỉnh nằm sát biên giới phía Tây Bắc của nước ta. Lai Châu có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La.

Địa hình

Lai Châu được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao 3.096 m như đỉnh Pu Sa Leng. Đồi núi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp. Nếu xem bản đồ tỉnh Lai Châu một cách chi tiết, bạn sẽ thấy Lai Châu có nhiều dãy núi cao nổi tiếng như phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa). Địa hình Lai Châu có nhiều cao nguyên, sông suối, sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn tạo nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

Khí hậu

Lai Châu mang tính chất gió mùa chí tuyến, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu trong
năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lúc này khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp. Hướng gió chủ yếu là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.

Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu

Khi mua bản đồ Việt Nam bạn sẽ thấy tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên, đây là tỉnh có diện tích lớn đứng thứ 10 so với 63 Tỉnh còn lại nước ta. Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống điển hình như dân tộc Kinh, Thái, Tày, Nùng,… Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có tỉnh Lai Châu được chia tách thành 2 tỉnh là tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện Biên. Tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên là 9.068,78 km2, bao gồm có các huyện: Phong Thổ, Tam Đường, Mường Tè, Sìn Hồ và huyện
Than Uyên của tỉnh Lào Cai.

Ngày 10 tháng 10 năm 2004 Chính phủ có Nghị định số 176/2004/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Lai Châu; ngày 30 tháng 10 năm 2008 Chính phủ ra Nghị định số 04/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Than Uyên để thành lập huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ngày 02 tháng 11 năm 2012 Chính phủ có Nghị quyết số 71/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ, thành lập huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Như vậy đến cuối năm 2012, tỉnh Lai Châu có 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm: thị xã Lai Châu và các huyện đó là Than Uyên, Mường Tè, Tam Đường, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Tân Uyên. Trong đó được phân chia thành 108 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (tăng 01 huyện, 03 xã và 02 phường).

Bản đồ quy hoạch tỉnh Lai Châu đến 2020

Cũng như bản đồ quy hoạch các tỉnh thành khách thì tỉnh Lai Châu từ nay đến năm 2020 sẽ tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh Lai Châu theo như Nghị quyết 60/NQ-CP được Thủ tướng Chính phủ thông qua
Theo đó, đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp chiếm 65,56%, diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 4,68%, đất chưa sử dụng chiếm 29, 76%, đất khu kinh tế chiếm 2,4%, đất đô thị chiếm 2,36%. Đồng thời, yêu cầu tỉnh cũng phải có kế hoạch sử dụng đất ở các khu chức năng (như khu sản xuất nông nghiệp, khu lâm nghiệp, khu phát triển công nghiệp, khu đô thị, khu thương mại – dịch vụ, khu dân cư nông thôn, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học).

Mảnh đất Lai Châu với 20 dân tộc anh em sinh sống đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc, lễ hội chính là một nét văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc. Đến với Lai Châu bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác phiêu lưu trong các hang động hoặc thả mình chiêm ngưỡng trong bức tranh hoang sơ, hùng vĩ hay thử cảm giác chinh phục vượt đèo Pha Đinh một trong tứ đại đèo hiểm trở nước ta. Ngoài ra, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn dân dã, được hòa mình vào tiếng khèn, tiếng hát, những điệu múa uyển chuyển, các trò chơi thú vị trong các lễ hội ở Lai Châu như lễ hội hoa ban, lễ hội nàng ban, lễ hội Xên bản, Xên mường,… đừng quên tìm mua bản đồ tỉnh Lai Châu tại Cửa hàng bán bản đồ Map Design để chuyến đi của bạn được trọn ven nhé!

 

Please follow and like us:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *