Kiến Thức Địa Lý Và Hình Ảnh Bản Đồ Việt Nam

bản đồ hành chính việt nam

Với những kiến thức về địa lý Việt Nam được học từ hồi cấp 2, thực sự, cho đến bây giờ những số liệu đã dần mai một trong tôi, ngoài biết được Việt Nam hiện nay có 63 tỉnh thành. Còn những thông tin như thổ nhưỡng, diện tích, dân số của từng tỉnh thì hoàn toàn là một dấu chấm hỏi. Một lần tình cờ, ghé vào cửa hàng bán bản đồ, cầm trên tay tấm bản đồ Việt Nam với đầy đủ thông tin tổng hợp mà được gói gọn chỉ trong  một tấm bản đồ. Mua ngay về nhà mò mẫm, thật thú vị được ôn lại những kiến thức về địa lý đã mai một theo thời gian. Mình cũng xin chia sẽ những thông tin tuyệt vời trên tấm bản đồ qua bài viết này nhé. Nào, hãy cùng mình khám phá.

Việt Nam – đất nước ngàn năm văn hiến với lịch sự 4000 năm dựng nước. Chúng ta đã ghi nên những trang sử vàng chấn động năm châu. Bước sang thế kỷ hội nhập và phát triển Việt Nam đang gây được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Úc,…Dù đầu tư trong lĩnh vực nào thì việc nghiên cứu các đặc điểm chung về kinh tế, xã hội, tự nhiên cũng là bước đầu tiên của mọi doanh nghiệp. Bản đồ Việt Nam là phương tiện cực kỳ quan trọng mang đến cái nhìn tổng thể về đất nước Việt Nam.

bản đồ hành chính nước việt nam

Bạn có thể chọn và mua bản đồ Việt Nam tại đây: http://bandohanhchinh.com/Ban-Do-Kho-Lon/danh-sach-ban-do-viet-nam-kho-lon/

Vị trí địa lý trên bản đồ

Quan sát trên bản đồ qua vệ tinh, chúng ta có thể thấy, Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc bán đảo Đông Dương. Đất nước ta gây ấn tượng bởi dải đất hình chữ S chạy dọc bán đảo này theo chiều bắc nam với diện tích chiều ngang rất hẹp. Nơi hẹp nhất là ở Quảng Bình với chiều ngang gần 50km. Khoảng cách từ điểm cực bắc đến điểm cực nam là 1650k theo đường chim bay.

Nếu bạn muốn biết tọa độ địa lý của Việt Nam hãy quan sát trên bản đồ theo đường kinh độ, vĩ độ sẽ thấy. Theo đó điểm cực bắc có tọa độ: 23023’B (Lũng Cú- Hà Giang), điểm cực nam: 8034’B (Đất Mũi, Cà Mau), điểm cực đông: 109024’Đ (Vạn Thạch, Khánh Hòa), điểm cực tây: 102009’Đ ( Thín Sầu, Điện Biên). Tọa độ này cho thấy Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới.

Nhìn lên bản đồ dễ dàng nhận thấy phía Bắc Việt Nam giáp Trung Quốc. Phía đông và phía nam giáp biển đông. Phía tây giáp Lào và Campuchia.

Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và quốc tế về giao thông, kinh tế và văn hóa xã hội.

Nước ta có diện tích 331.698 km2 trong đó có 327.480 km2 diện tích đất liền và 4.500 km2 biển. Ngoài ra trên bản đồ địa lý Việt Nam bạn sẽ thấy rằng Trường Sa, Hoàng Sa và hơn 2.800 đảo lớn nhỏ cũng thuộc chủ quyền Việt Nam.

Để tra được vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới bạn cũng có thể sử dụng một công cụ khác là google map.

bản đồ hành chính việt nam

Nếu bạn đang muốn quan tâm đến hệ thống đường xá giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh. Bạn có thể tham khảo các mẫu bản đồ TPHCM tai đây: http://inbandokholon.com/danh-muc/ban-do-giao-thong-tphcm-kho-lon/

Các đơn vị hành chính thể hiện trên bản đồ.

Để biết Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành bạn có thể xem trên bản đồ hành chính Việt Nam. Trên bản đồ này chúng ta thấy mỗi tỉnh thành được ký hiệu bởi một màu sắc với ranh giới phân chia và vị trí rõ ràng. Như vậy, Việt Nam có 63 tỉnh thành. Trong đó có 58 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương và thủ đô Hà Nội.

Tính đến năm 2017 Việt Nam có 68 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận và 546 huyện. Các đơn vị hành chính nhỏ hơn tỉnh là quận, huyện, thị xã sau đó đến xã, phường, thị trấn. Chúng ta sẽ thấy rõ các đơn vị hành chính này trên bảng ghi chú góc phải bản đồ.

Các đơn vị hành chính thấp hơn cấp tỉnh và cấp thành phố trực thuộc trung ương đó là quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã. Cấp dưới quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương là phường, xã, thị trấn. Cấp dưới nữa là làng, xóm, thôn, bản, buôn, khóm, ấp,…

Khái quát địa hình, khí hậu Việt Nam

Địa hình

Do có diện tích trải dài nên địa hình Việt Nam cũng khá đa dạng. Trong đó đồng bằng chiếm ¼ diện tích. Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ngoài ra còn có đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Đất ở vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Ngoài ra một số diện tích còn có đất phèn. Dân cư đông đúc thường tập trung ở khu vực đồng bằng.

Bên cạnh đồng bằng thì diện tích rừng núi và cao nguyên chiếm đa số.  Trên bản đồ, chúng ta sẽ thấy các dãy núi và cao nguyên lớn như cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Lâm Viên, Kon Tum, Pleiku, dãy núi Bạch Mã , Trường Sơn, Đông Triều, Hoàng Liên Sơn…Đất ở khu vực đồi núi, cao nguyên là đất Ferralit. Ở đồi núi rừng chủ yếu là rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn ở vùng ven biển.

Đặc điểm về thổ nhưỡng

Việt Nam là đất nước có địa hình nước ta khá đa dạng vừa có đồng bằng, vừa có miền núi và cao nguyên nên đất đai cũng rất phong phú. Trong đó chủ yếu là đất ferralit tập trung ở khu vực đồi núi và đất phù sa tập trung ở đồng bằng.

Đất ferralit là loại đất giàu sắt hình thành trên đá bazan. Đây là loại đất tơi xốp, phì nhiêu và có màu đỏ, rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng,… Đất ferralit tập trung ở khu vực Tây Nguyên.

Trong khi đó vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bẳng sông Cửu Long lại có nhiều đất phèn thích hợp để trồng lúa và các loại cây hoa màu.

Đất đồi núi được sử dụng cho lâm nghiệp bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng. Đất đồi núi còn được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp như chè, keo,…hoặc các loại cây ăn quả như cam, chanh,… Một phần nhỏ diện tích đất đồi núi thuộc dạng thung lũng thấp, bình nguyên hoặc cao nguyên được sủ dụng để trồng cây lương thực, cây hoa màu.

Vùng đất thấp ven biển Việt Nam như khu vực Cà Mau có rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn.

bản đồ hệ thống cảng biển việt nam

Sông ngòi

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc rải rác từ bắc vào nam. Trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu long có nhiều sông và kênh rạch nhất cả nước. Chỉ cần quan sát trên lược đồ Việt Nam là bạn có thể thấy rõ các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Lam, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai…Nước ta có khoảng 2360 sông dài trên 10 km. Các dòng sông lớn nhất như sông Hồng và sông MêKông có phần hạ lưu và trung lưu chảy qua nước ta. Các con sông này mang đến lượng phù sa rất lớn và tạo nên các đồng bằng châu thổ màu mỡ, phì nhiêu.

Các sông ở nước ta có hai mùa lũ và mùa cạn khác nhau. Mùa lũ nước dâng cao và chảy rất mạnh, tổng lượng nước gấp nhiều lần mùa cạn.

Khí hậu

Khí hậu Việt Nam được chia thành 3 miền khí hậu riêng biệt. Miền Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Miền Trung và Nam Trung Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới xavan là đặc điểm khí hậu của miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đồng thời, Việt Nam nằm ở rìa phía đông Châu Á lục địa, giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa mậu dịch.

Miền bắc có 2 mùa gió chính là gió mùa đông bắc vào mùa đông, gió tây nam vào mùa hè. Miền nam chia thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Khí hậu nước ta còn ảnh hưởng nhiều của khí hậu biển. Nhờ nằm dọc theo bờ biển nên khí hậu điều hòa hơn. Độ ẩm trung bình là 84%. Lượng mưa hàng năm từ 1.200 – 3.000. Việt Nam có thời tiết luôn biến động. Không may mắn là hàng năm Việt Nam hứng chịu nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra nhiều thiệt hại.

Tài nguyên thiên nhiên

Theo bản đồ viet nam, nước ta là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên với nhiều loại tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng.

Tài nguyên đất: Nước ta có khoảng 39 triệu ha đất tự nhiên. Trong đó đã sử dụng là 18,881 triệu ha chiếm 57,045 quỹ đất tự nhiên. Đất nông nghiệp chiems 22,20% quỹ đất tự nhiên. Đặc điểm vị trí và địa hình quyết định đến việc hình thành thổ nhưỡng. Đặc điểm thổ nhưỡng nước ta phân hóa theo từng vùng miền từ đồng bằng tới miền núi, từ đông sang tây, từ bắc vào nam. Các nhóm đất rất phong phú, bao gồm 14 nhóm đất khác nhau như đất phù sa, đất phèn, đất cát, đất mùn, đất thung lũng,…Tài nguyên đất phong phú là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội.

Tài nguyên nước: Nước ta có tài nguyên nước mặt phong phú với mạng lưới sông ngòi dày đặc. Việt Nam có khoảng 2.345 con sông. Tổng lượng nước chảy của tất cả các con sông ước tính lên tới 853km3. Trữ lượng nước ngầm của nước ta cũng rất phong phú, đạt khoảng 130 triệu m3/ ngày, đáp ứng 60% nhu cầu nước ngọt cả nước. Tuy nhiên tài nguyên nước của Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng. Nhiều khu vực bị thiếu nước sinh hoạt và nước tưới tiêu nhất là vào mùa khô.

Tài nguyên biển: Việt Nam có tới 3260 km bờ biển. Đây là cơ hội để phát triển các ngành nuôi trồng thủy sản. Biển nước ta không chỉ cung cấp nhiều cá, tôm mà còn cung cấp cả dầu mỏ và khí tự nhiên.

Tài nguyên rừng: Rừng Việt Nam là nguồn tài nguyên rất quý giá với ¾ diện tích đất tự nhiên. Rừng góp phần điều hòa hệ sinh thái. Việt Nam có khoảng 8000 loài thực vật, 275 loài thú, 180 loài bò sát, 820 loài chim. Hiện nay việc chặt phá rừng bừa bãi khiến rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Nhiều diện tích rừng đã biến mất, gây hậu quả nghiêm trọng đến tình hình khí hậu.

bản đồ việt nam các tỉnh thành

Tiêu chí mua bản đồ Việt Nam

Bản đồ Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều người. Do đó chất lượng và giá cả sản phẩm được rất nhiều người quan tâm. Để mua được tấm bản đồ tốt nhất bạn cần dựa trên các tiêu chí sau:

  • Các thông tin in trên bản đồ cần chính xác, đầy đủ và rõ ràng.
  • Sử dụng chất liệu giấy tốt, không thấm nước, không nhàu nát.
  • Mực in cần đảm bảo không bị nhòe, mờ.
  • Bên cạnh chất lượng, giá thành sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng. Giá cả đòi hỏi phải phù hợp với chất lượng sản phẩm.

Để tìm mua bản đồ Việt Nam bạn click vào đây: http://bandohanhchinh.com/ . Cửa hàng  này mình đã được trải nghiệm dịch vụ bản đồ tại đây. Khá hài lòng về chất lượng và dịch vụ sản phẩm. Hoặc bạn cũng có thể tìm đến các cửa hàng bán bản đồ việt nam giá rẻ tại các thành phố lớn, để lựa chọn cho mình những tấm bản đồ với kích thước ưng ý để phù hợp cho công việc của mình.

Please follow and like us:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *