Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.
Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 – 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.
Trong những năm gần đây, nước ta đã đạt được tốc độ nhanh chóng trong phát triển kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu các ngành so với nông nghiệp và dịch vụ. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn cách đọc và lựa chọn bản đồ KCN Việt Nam. Dựa vào đó mọi người sẽ có thêm cơ sở để đánh giá tình hình, mục tiêu kinh tế cần đạt được. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một vài gợi ý để người đọc tìm đến nơi bán bản đồ Việt Nam phù hợp. Nhằm giúp mọi người lựa chọn ra tấm bản đồ phục vụ tốt nhất nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu.
Bản đồ KCN Việt Nam là gì?
Bản đồ KCN Việt Nam là dạng bản đồ cho biết các thông tin chi tiết về tình hình phân bố các khu công nghiệp của nước ta. Ngoài ra nó còn cho biết quy mô, ngành nghề sản xuất, tên của từng khu công nghiệp. Dựa vào đó người đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình, hiện trạng các khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay và trong những năm tới là như thế nào. Và nó cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những định hướng chính xác cho các chiến lược phát triển kinh tế sau này của từng khu vực.
Phân bố địa lý các khu công nghiệp của Việt Nam
Các khu công nghiệp là những khu vực được hình thành với mục đích phục vụ cho phát triển công nghiệp. Chúng có quy hoạch hết sức chi tiết và cụ thể. Bên cạnh đó, phải đảm bảo sự cân bằng của nhiều yếu tố chứ không đơn thuần chỉ là phát triển kinh tế. Điều này có nghĩa phát triển công nghiệp phải đi đôi với việc nâng cao đời sống của người dân. Đồng thời, yếu tố môi trường cũng không được coi nhẹ.
Theo như một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến giữa năm 2017, nước ta đã có đến 325 tổ hợp các khu công nghiệp được xây dựng trên diện tích 94.900 ha. Trong số này, 64.000 là đất dưới dạng cho thu công nghiệp (chiếm đến hơn 60% tổng diện tích đất tự nhiên).
Nhìn vào bản đồ khu công nghiệp Việt Nam, người đọc có thể thấy các khu công nghiệp phân bố rộng khắp trên 63 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó tập trung nhiều nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, khu vực Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Ở khu vực khác cũng có nhưng quy mô và số lượng các khu công nghiệp không lớn bằng. Tây Nguyên và Tây Bắc Bộ là 2 khu vực có ít các khu công nghiệp khác nhất so với các vùng khác. Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của 2 vùng này vẫn còn rất lớn và chưa được khai phá hết.
Hướng dẫn cách đọc bản đồ KCN Việt Nam
Không giống như một số các dạng bản đồ khác có rất nhiều các ký hiệu và chú giải, bản đồ KCN Việt Nam khá dễ nhìn. Tất cả các thông tin về những khu công nghiệp đều ghi rõ trong các ô hình. Mỗi ô hình sẽ gồm 1 hoặc nhiều khu công nghiệp tập trung tại một khu vực nhất định. Việc người đọc chỉ thấy quan sát kênh hình sau đó đối chiếu với vùng mà mỗi khu công nghiệp đang hoạt động trên bản đồ. Từ đó người đọc cho dù không am hiểu nhiều về địa lý cũng dễ dàng đánh giá được sự phát triển của từng vùng. Nơi nào có mật độ các khu công nghiệp cao thì nơi đó kinh tế đang phát triển nhất.
Ngoài ra, bản đồ KCN Việt Nam còn cung cấp đến người đọc số thông tin cơ bản về địa giới hành chính giữa các tỉnh. Và các nước tiếp giáp với Việt Nam. Mỗi tỉnh có một màu sắc đại diện riêng, ranh giới giữa nước ta với các nước khác ký hiệu bằng đường màu đen nét đứt. Qua bản đồ dễ thấy phía bắc nước ta giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia. Mặt phải tây nam và phía đông được Biển Đông bao bọc.
Hướng dẫn mua bản đồ KCN Việt Nam
Bản đồ KCN Việt Nam được bày rộng rãi trên thị trường thiết bị giáo dục. Để mua hàng mọi người có thể tìm đến các cửa hàng sách trên toàn quốc. Chú ý khi mua cần xem kỹ năm phát hành bởi có nhiều bản đồ phát hành từ nhiều năm trước. Do đó, các thông tin sẽ chưa cập nhật đầy đủ. Tốt nhất hãy chọn mẫu bản đồ có năm phát hành gần nhất để nắm bắt chính xác hình công nghiệp của nước ta. Mọi người hãy tìm đến những cửa hàng bán bản đồ Việt Nam uy tín để nhận được sự tư vấn phù hợp nhất.
Bản đồ KCN Việt Nam là kênh thông tin quan trọng trong định hướng, đánh giá tình hình phát triển kinh tế của nước. Hy vọng với những gì bài viết vừa đề cập đã đem lại cho mọi người những kiến thức hữu ích!